Thứ năm, ngày 12/12/2024 03:10:20 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Xã hội hóa giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn


Cập nhật: 6h1' ngày 09/11/2024


 

 
0:00/0:00
0:00
TPO - Bộ Tư pháp nhất trí với đề xuất của cơ quan chủ trì soạn thảo về việc mở rộng phạm vi thành lập Văn phòng giám định tư pháp. Việc mở rộng này nhằm thể chế hoá các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về tăng cường xã hội hoá giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn.

Ngày 8/11, Thứ trưởng Bộ Tư phápĐặng Hoàng Oanhchủ trì phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật Giám định tư pháp (sửa đổi).

Tại phiên họp, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cho biết, sau 12 năm triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), công tác giám định đã có những bước chuyển biến tích cực, hiệu quả… Tuy nhiên, cũng bộc lộ một số vướng mắc như: Thiếu đội ngũ giám định viên có trình độ chuyên sâu; khâu trưng cầu, tiếp nhận, thực hiện giám định còn hạn chế; việc quản lý, sử dụng chi phí giám định còn bất cập.

Theo ông Tuấn, việc ban hành Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) là cần thiết nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng. Đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng.

Tại Hội nghị, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của các thành viên Hội đồng thẩm định là việc mở rộng phạm vi thành lập Văn phòng ở các lĩnh vực mà hoạt động tố tụng và tổ chức, cá nhân trong xã hội có nhu cầu giám định AND, tài liệu, số khung, số máy... (hay còn gọi là xã hội hoá giám định tư pháp).

Theo đại diện Bộ Công an, nên cân nhắc bỏ quy định trên vì hoạt động giám định trong lĩnh vực pháp y và kỹ thuật hình sự có tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng đến hoạt động khách quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, đại diện Bộ đề nghị giữ nguyên phạm vi hoạt động giám định của các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập để bảo đảm tính khách quan, công bằng, nghiêm minh của cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công an cũng đề nghị bỏ nội dung “tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với việc bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự tại các địa phương”. Bởi công an cấp tỉnh không phải là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nên không thể đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.

Đồng tình với ý kiến của Bộ Công an, đại diện Bộ Quốc phòng cho rằng, cần đánh giá nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của các tổ chức giám định công lập để làm rõ tính khả thi khi đề xuất mở rộng phạm vi hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp ngoài công lập, đặc biệt là đối với lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự.

Xã hội hóa giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh.

Mở rộng phạm vi thành lập Văn phòng giám định tư pháp là phù hợp

Trong khi đó, Đại tá Hà Quốc Khanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, chuyên gia trong ngành giám định AND, lại cho rằng, việc mở rộng phạm vi thành lập Văn phòng giám định tư pháp là phù hợp với chỉ đạo của Đảng về tăng cường xã hội hoá công tác giám định tư pháp. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả giám định của Văn phòng giám định tư pháp ngoài công lập, theo Đại tá Khanh, cần tăng cường quản lý nhà nước, nhất là kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý các vi phạm trong hoạt động giám định tư pháp.

Về thẩm quyền bổ nhiệm giám định kỹ thuật hình sự, đại diện Viện KSND Tối cao cho biết, theo Khoản 1 Điều 9 Luật Giám định tư pháp, chỉ Bộ trưởng Bộ Công an mới được bổ nhiệm giám định kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở Trung ương. Quy định này đã gây khó khăn cho các phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo đại diện Viện KSND Tối cao, thực tế Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao mới chỉ có 1 giám định viên. Vị này đề nghị bổ sung nội dung quy định thẩm quyền của Viện trưởng Viện KSND Tối cao được bổ nhiệm và miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý.

Ngoài ra, vị đại diện cũng đề nghị sửa đổi phạm vi giám định cho Phòng Giám định kỹ thuật hình sự từ “âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử” thành “giám định về âm thanh, kỹ thuật số điện tử” cho phù hợp với thực tiễn.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nói việc ban hành Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) phải bám sát quan điểm, chỉ đạo mới của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong xây dựng pháp luật.

Về việc mở rộng phạm vi thành lập Văn phòng giám định tư pháp, Thứ trưởng Oanh nhất trí với đề xuất của cơ quan chủ trì soạn thảo. Bà nhấn mạnh việc mở rộng này nhằm thể chế hoá các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về tăng cường xã hội hoá giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn.

Luật Giám định tư pháp (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết 3 nhóm chính sách lớn: Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bộ, ngành quản lý chuyên môn và địa phương nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định.

tin cùng chuyên mục

 
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở(15-05-2013)
  • Đừng để bị chi phối khi bỏ phiếu(13-05-2013)
  • Bỏ phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cao cấp(13-05-2013)
  • Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì?(11-05-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật Đất đai – Bài 4: Chưa bịt kín các kẽ hở của Luật 2003(09-05-2013)
  • Sẽ lập tòa án hiến pháp?(08-05-2013)
  • Báo chí và cơ quan điều tra có những kênh điều tra riêng(07-05-2013)
  • 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo(07-05-2013)
  • “Đề xuất của Bộ Công an sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân”(07-05-2013)
  • Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Chỉ nên giao quyền cho một cơ quan(07-05-2013)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Phóng viên điều tra sẽ bị “vặt bớt tay chân”(05-05-2013)
  • Hội đồng Hiến pháp – lựa chọn chính trị an toàn?(04-05-2013)
  • Đề xuất “C.A có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin” bị phản ứng(04-05-2013)
  • Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm(03-05-2013)
  • ‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’(26-04-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật đất đai – Bài 3: Muôn hình vạn trạng tham nhũng tập thể trong quản lý đất đai(24-04-2013)
  • Lấy phiếu tín nhiệm: Đừng để ‘hòa cả làng’(23-04-2013)
  • Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ(23-04-2013)