Thứ năm, ngày 12/12/2024 03:52:35 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Có được chuyển nhượng lại cho người khác khi chỉ có hợp đồng công chứng mua bán nhà, đất với chủ trước?


Cập nhật: 6h38' ngày 08/07/2024


 Thứ Hai 01/07/2024 07:16 (GMT+7)

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
 
0:00/0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Trần Liên (Thừa Thiên Huế) hỏi: Tôi và ông B có ký hợp đồng mua bán tại Văn phòng công chứng vào ngày 16/3/2022. Cùng ngày, tôi thanh toán cho ông B số tiền là 1 tỷ 500 triệu, tương đương 95% giá trị thửa đất. Sau đó, tôi làm thủ tục sang tên nhưng chưa được giải quyết. Nay tôi cần tiền gấp nên có ý định bán thửa đất đó. Xin hỏi, tôi có thể bán được không? Hợp đồng công chứng có giá trị xác lập quyền sở hữu nhà, đất chưa?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Mặt khác, Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau: Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ ngày công chứng.

Khi hợp đồng có hiệu lực sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên như: Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ đưa giấy tờ hợp pháp về nhà, đất cho bên nhận chuyển nhượng để thực hiện thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên), nghĩa vụ khai nộp thuế thu nhập cá nhân. Bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ thanh toán, khai nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu thỏa thuận nộp thay), đăng ký biến động, nộp lệ phí trước bạ,...

Tuy nhiên, cần lưu ý thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực với thời điểm chuyển nhượng có hiệu lực là khác nhau.

Tiếp đó, tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, trong trường hợp bạn mới ký hợp đồng mua bán thì việc chuyển nhượng vẫn chưa có hiệu lực. Trong sổ địa chính vẫn đang là tên của chủ cũ thì về mặt pháp lý, đất này vẫn chưa phải đất của bạn. Do đó, bạn chưa làm thủ tục chuyển nhượng cho người khác được. Thời điểm hoàn tất thủ tục sang tên, sổ địa chính ghi nhận thông tin của bạn thì bạn mới có thể làm thủ tục chuyển nhượng cho người khác.

tin cùng chuyên mục