Thứ bảy, ngày 22/03/2025 05:09:13 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Tăng cường truyền thông về Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)


Cập nhật: 4h57' ngày 05/02/2025


 

Tăng cường truyền thông về Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
(PLVN) - Chiều 4/2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Cục phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội đã họp về việc triển khai các hoạt động truyền thông về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - VBQPPL (sửa đổi).

Tham dự cuộc họp, về phía Văn phòng Quốc hội có bà Hoàng Thị Lan Nhung - Vụ trưởng vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội, ông Trịnh Ngọc Cường – Giám đốc Thư viện Quốc hội.

Về phía Bộ Tư pháp có ông Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật; ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục Pháp luật cùng đại diện Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật – Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi).

Dự cuộc họp còn có đại diện Đài truyền hình Việt Nam, báo Đại biểu Nhân dân…

Quang cảnh cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp.

Tại cuộc họp, bà Hoàng Thị Lan Nhung cho biết, Vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội sẽ triển khai mảng nghiên cứu phục vụ đại biểu quốc hội, cung cấp thông tin về những điểm mới của dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) cho đại biểu Quốc hội kịp thời, trước, trong khoảng thời gian Quốc hội khoá XV tổ chức kỳ họp bất thường vào tháng 2/2025.

Do thời gian tuyên truyền gấp rút, bà Nhung đề nghị Cục Phổ biến, giáo dục Pháp luật cũng như Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật – Cơ quan soạn thảo dự thảo Luật cung cấp thông tin, tài liệu, xây dựng nội dung, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí kịp thời triển khai các hoạt động truyền thông về dự thảo Luật theo đúng tinh thần của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội…

 

Đồng thời, bà Nhung đề xuất Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật cần xây dựng đề án/kế hoạch truyền thông, phân công cụ thể các công việc để Vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội cũng như các cơ quan báo chí dễ dàng phối hợp thực hiện, tạo hiệu quả tuyên truyền cao.

Bà Hoàng Thị Lan Nhung - Vụ trưởng vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội phát biểu tại cuộc họp

Bà Hoàng Thị Lan Nhung - Vụ trưởng vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội phát biểu tại cuộc họp

Ghi nhận những đề xuất của Vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội, ông Lê Vệ Quốc cho biết, trọng tâm Bộ Tư pháp mong muốn các đơn vị, cơ quan báo chí hỗ trợ truyền thông dự thảo Luật, trong đó có nhiều chính sách mới theo yêu cầu đặt ra của đồng chí Tổng Bí thư cũng như đồng chí Chủ tịch Quốc hội.

Về đối tượng truyền thông, ông Lê Vệ Quốc cho rằng, dự thảo Luật chủ yếu liên quan đến hệ thống chính trị, trước mắt, đối tượng đích đến của dự thảo Luật là các đại biểu Quốc hội, để qua kỳ họp bất thường, các đại biểu cơ bản nắm được tinh thần và các điểm mới của dự thảo Luật, từ đó có những chia sẻ, đóng góp… Sau đó mới đến đối tượng là các cơ quan ban ngành - những người có vai trò trách nhiệm trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách pháp luật.

Về cách thức tuyên truyền, ông Lê Vệ Quốc nhấn mạnh cần tập trung vào 3 kênh chủ lực là: trung tâm thông tin quốc hội; VTV1 cụ thể là chuyên mục Quốc hội và Cử tri và Báo Đại biểu Nhân dân. Đây là 3 kênh chủ lực, chủ yếu, trực tiếp với đại biểu quốc hội. Nếu đồng thời triển khai 3 kênh này một cách hiệu quả thì dự thảo Luật sẽ lan toả đến các đại biểu Quốc hội nhanh và hiệu quả nhất.

 

Về thời gian thực hiện, cách thức, tần suất phát sóng, kinh phí thực hiện, ông Lê Vệ Quốc đề nghị Vụ Thông tin Văn phòng Quốc hội cùng các cơ quan báo chí góp ý thêm.

Ông Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật phát biểu tại cuộc họp.

Ông Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật phát biểu tại cuộc họp.

Góp ý tại cuộc họp, bà Phí Thị Thu Trà, Ban Thời sự - Chính trị (Đài truyền hình quốc gia VTV) mong muốn Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như đơn vị soạn thảo dự thảo Luật tạo điều kiện cho phóng viên tác nghiệp sớm nhất có thể; giới thiệu, đặt lịch chuyên gia, lãnh đạo vụ trả lời phỏng vấn và ghi hình kịp tiến độ.

Đồng quan điểm, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nhấn mạnh, để báo chí đi vào đúng trọng tâm tuyên truyền, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật cần xác định cụ thể ngay từ đầu những điểm mới của dự thảo Luật cần tập trung tuyên truyền, cũng như xác định báo nào là chủ lực, nội dung nào trong các điểm mới là chủ đạo tuyên truyền…

Bên cạnh đó, để công tác tuyên truyền chất lượng hơn, Cục cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc phối hợp của hai bên trách nhiệm như thế nào (nội dung như thế nào, cần phỏng vấn/mời chuyên gia nào, cần đưa bao nhiêu tin, bài, toạ đàm… cũng như kinh phí cho các cơ quan báo chí thực hiện).

 

Tại cuộc họp, Giám đốc Thư viện Quốc hội Trịnh Ngọc Cường đề xuất, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Thư viện, đề nghị Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật gửi cho thư viện danh mục tài liệu có liên quan đến dự thảo Luật, bao gồm tài liệu liên quan đến kinh nghiệm nước ngoài. Hiện tại, Thư viện đang dự thảo danh mục các tài liệu liên quan về dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường, dự kiến trình đồng chí Tổng Thư ký Quốc hội vào sáng mai (5/2), đề nghị Cục sớm gửi để Thư viện đưa vào danh mục trình đồng chí Tổng Thư ký.

Tiếp thu những đóng góp của các đơn vị tại cuộc họp, ông Lê Vệ Quốc khẳng định sẽ đáp ứng các yêu cầu được đặt ra trong cuộc họp như chuẩn bị kế hoạch, nội dung, cung cấp thông tin, tài liệu gửi các cơ quan báo chí, đồng thời, bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí triển khai Đề án 407 phục vụ công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)