Đó là phát biểu của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 11, với chủ đề “Công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương, thực trạng và giải pháp”.
Tại diễn đàn Đối thoại, với một số kinh nghiệm về công tác PCTN ở cấp địa phương của Bolivia, Ngài Ronald Maclean- Abaroa – Nguyên thị trưởng thành phố Lapaz, Bolivia chia sẻ: Thứ nhất, phá vỡ độc quyền trong việc đưa ra quyết định làm cho cơ hội hối lộ giảm đi; Thứ hai, đặt người dân ngồi vào vị trí điều khiển, gắn mục tiêu vào quyền lợi của các cơ quan. Đó là kinh nghiệm từ địa phương cùng những trải nghiệm của bản thân Ngài nguyên thị trưởng thành phố Lapaz.
Ông Trần Anh Tuấn, đại diện Văn Phòng BCĐ Trung ương về PCTN trình bày tham luận với các vấn đề:: Việc thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng ngừa tham nhũng với một số vấn đề sau, công tác tuyên truyền, giáo dục và công tác truyền thông về PCTN; Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức; việc chuyển đổi vị trí công tác; quy định về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng; Minh bạch tài sản, thu nhập; Xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Bên cạnh đó, chia các vấn đề trong Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh vào một số mặt như: Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm toán; Công tác điều tra, truy tố, xét xử… Qua đó, khẳng định cần phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác PCTN.
Đưa ra một số giải pháp, đại diện BCĐ TW về PCTN nêu như sau: Cần đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN; tăng cường công tác tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về PCTN cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội; Khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, nhất là tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi toàn diện Luật PCTN trong thời gian tới; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN tại địa phương; Triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI)Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu những kinh nghiệm tốt và phù hợp của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác PCTN, củng cố lòng tin của nhân dân, bạn bè quốc tế và các đối tác phát triển về công tác PCTN của Việt Nam.
Cũng tại Đối thoại, đóng góp ý kiến của các đối tác phát triển về kết quả thảo luận tại các Hội thảo bàn tròn ở các tỉnh, ông Renwick Irvine, Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) cho biết, các nhân tố chính ở các địa phương có thể làm thay đổi mức độ tham nhũng chính là: Sự lãnh đạo chính trị; áp dụng kỹ thuật có thể có tác dụng; Báo chí, xã hội dân sự và người dân; xây dựng thể chế và tăng cường sự giám sát.
Thảo luận, hỏi đáp với sự tham gia của lãnh đạo Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các nhà tài trợ. Phiên thảo luận này do Ngài Đại sứ Antony Stokes chủ trì với sự phối hợp của Ngài Lê Văn Lân, Phó Chánh VP BCĐ TW về PCTN và Bà Fionna Lappin, Trưởng Đại diện UK DFID tại Việt Nam.
Phát biểu bế mạc ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ tổng kết, với 3 tham luận được trình bày cùng sự chia sẻ những kinh nghiệm về PCTN ở cấp địa phương và qua những trải nghiệm thực tế của Ngài Ronald Maclean- Abaroa – Nguyên thị trưởng thành phố Lapaz, Bolivia, với nhiều ý kiến, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm, bình luận, trao đổi, hỏi đáp giúp làm rõ khía cạnh của chủ đề Đối thoại. Đặc biệt, ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại.
Bên cạnh đó, đánh giá đối với các hoạt động chính của Đối thoại đồng chí Tổng Thanh tra nhấn mạnh hai vấn đề: Thứ nhất, nói về những tiến triển trong công tác PCTN một năm qua cụ thể, trong một năm, kể từ sau Đối thoại về PCTN lần thứ 10, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, cơ quan báo chí và nhân dân, công tác PCTN ở Việt Nam đã có những tiến triển tích cực. Thứ hai, về công tác PCTN ở địa phương trong đó: Đánh giá công tác PCTN ở địa phương đã có những kết quả bước đầu quan trọng. Nhận định về công tác PCTN ở địa phương trong thời gian qua đồng chí Huỳnh Phong Tranh đánh giá, đã có những chuyển biến tích cực; nhiều địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo những chuyển biến rõ nét với nhiều thực tiễn tốt. Bên cạnh những kết quả đã đạt được như vậy nhưng công tác PCTN ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chia sẻ tại Đối thoại một số kinh nghiệm trong công tác PCTN ở địa phương đồng chí Tổng Thanh tra cho biết, cần phải xác định công tác PCTN là hết sức quan trọng, cần huy động cả sức mạnh chính trị; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng; Phân cấp quản lý cho cấp dưới nhưng cần tăng cường trách nhiệm giải trình; Bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội nhất là những lĩnh vực rễ xảy ra tham nhũng; Nâng cao năng lực và tăng cường hoạt động của các cơ quan quản ly nhà nước ở địa phương.
Cuối cùng, thay mặt những cơ quan đồng chủ trì, đồng chí Tổng Thanh tra Chính phủ trân trọng cảm ơn ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và có những phát biểu chỉ đạo quan trọng với Đối thoại; Các đại diện các cơ quan hữu quan của 63 tỉnh thành trong cả nước đã tham dự Đối thoại; Cảm ơn Đại xứ quán vương quốc Anh, đại diện Bộ phát triển Anh quốc tại Việt Nam, các vị đồng chủ tọa, các chuyên gia tư vấn và các vị đại biểu đã tích cực tham gia, góp ý kiến, đề xuất các giải pháp, đặt các câu hỏi làm rõ chủ đề và đóng góp vào sự thành công của Đối thoại./.
T. Loan – T. Xuân