Thứ bảy, ngày 09/11/2024 06:49:29 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Khẩn trương triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu


Cập nhật: 4h38' ngày 02/12/2023


 Thứ Sáu, 01/12/2023, 20:49

Khẳng định Kỳ họp thứ Sáu như một bước sơ kết, đánh giá kết quả đạt được, nhìn nhận rõ nguyên nhân, hạn chế, cách thức tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần khẩn trương triển khai thực hiện các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp này. 

 
 

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội

Khẩn trương triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu -0

Kỳ họp thứ Sáu như một bước sơ kết, đánh giá kết quả đạt được, nhìn nhận rõ nguyên nhân, hạn chế, cách thức tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời là thời điểm có “điểm nhìn” tốt nhất về tiến trình đã qua, chuẩn bị thiết lập nền tảng mới cho nhiệm kỳ 2026 – 2030.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục làm việc với tinh thần đổi mới, tích cực, khẩn trương; thông qua nhiều luật quan trọng như Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đều là những luật có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu rõ, năm 2024, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa xây dựng con người Việt Nam. Đây là bước thể chế hóa Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng, giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam. 

Quốc hội cũng đã tiến hành chất vấn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, trưởng ngành, qua đó cho thấy sự quyết liệt, theo đuổi đến cùng vấn đề của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, giúp Chính phủ và các bộ, ngành nhìn nhận rõ những hạn chế, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Quốc hội đồng hành với Chính phủ thông qua việc các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Tôi cho rằng, bất cứ kỳ họp nào cũng có thể áp dụng được cách thức chất vấn như tại Kỳ họp thứ Sáu. Vấn đề là lựa chọn cách thức tiến hành, giới hạn vấn đề cho phù hợp, nhằm đẩy mạnh giám sát tối cao của Quốc hội, trên quan điểm Quốc hội theo đến tận cùng vấn đề, sẵn sàng cùng Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc.

ĐBQH Nguyễn Công Long (Đồng Nai): Thận trọng và kỹ lưỡng hơn

Khẩn trương triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu -0

Tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội đã giải quyết khối lượng công việc lớn, cả về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp đều tập trung khắc phục nhanh những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật nhằm tạo đà cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Trong phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, Quốc hội ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt là các nghị quyết nêu ra các giải pháp, nhiệm vụ rất cụ thể để thực hiện trong thời gian cụ thể nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả thực thi. 

Đặc biệt, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi của các dự án Luật này sau khi được ban hành. Điều này thể hiện sự thận trọng, kỹ lưỡng, khắt khe trong công tác lập pháp, vừa thể hiện trách nhiệm của Quốc hội trước những vấn đề lớn, hệ trọng liên quan đến vận mệnh và sự phát triển của đất nước.

Cử tri đặc biệt đánh giá cao cách thức tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu, đòi hỏi các Bộ trưởng, trưởng ngành phải có sự chuẩn bị rất tốt, bao quát hết lĩnh vực mình phụ trách và nắm rất vững các vấn đề, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm. Điều quan trọng nữa là các Bộ trưởng đã có sự chuẩn bị các kế hoạch, phương án, giải pháp thực hiện để trả lời chất vấn của đại biểu. Các đại biểu cũng đã đặt câu hỏi chất vấn bám rất sát những vấn đề bất cập, phát sinh trong thực tiễn cuộc sống, được cử tri và Nhân dân đang quan tâm; đưa ra kiến nghị và yêu cầu các trưởng ngành phải có giải pháp, lộ trình cụ thể nhằm giải quyết sớm những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra.

Sau Kỳ họp, điều quan trọng nhất là phải bắt tay ngay vào triển khai thực hiện các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. 

ĐBQH Lý Tiết Hạnh (Bình Định): Công tác thông tin có nhiều đổi mới

Khẩn trương triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu -0

Với vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, các vấn đề của thực tiễn đời sống đã được thể hiện rõ nét, sâu sắc tại nghị trường Quốc hội. Các ý kiến, nhận định, đánh giá, đề xuất của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, phản ánh những vấn đề nổi lên từ thực tiễn cuộc sống. Tôi rất ấn tượng với việc đưa vào chương trình Kỳ họp nội dung thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV. Bởi, không thể có được những giải pháp, đề xuất xác đáng nếu không có  sự quan tâm, đồng hành, trách nhiệm của cử tri.  

Công tác thông tin về Kỳ họp tiếp tục có nhiều đổi mới. Cử tri cũng đánh giá cao việc Quốc hội tiến hành phát thanh truyền hình trực tiếp nhiều phiên họp, thông tin được công khai sớm và trọng tâm giúp cử tri theo dõi sát sao hơn. Từ đó, cử tri có thời gian suy ngẫm, nghiên cứu, đề xuất nhiều ý kiến có chất lượng, xác đáng tại các buổi tiếp xúc cử tri.

Kỳ họp thứ Sáu cũng là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Với phạm vi chất vấn rất rộng, liên quan đến tất cả các ngành và được sắp xếp thành 4 nhóm lĩnh vực, nhưng Phiên chất vấn rất thành công. Kết quả phiên chất vấn tiếp tục khẳng định tinh thần đổi mới trong hoạt động, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát của Quốc hội. 

Bên cạnh đó, kết quả công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ Sáu góp phần quan trọng thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ lập pháp của cả nhiệm kỳ. Chính phủ, các cơ quan có liên quan cần triển khai thực hiện ngay, sớm đưa các luật và nghị quyết vào cuộc sống. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đến công tác ban hành các văn bản hướng dẫn, tránh tình trạng nợ đọng văn bản khiến luật không phát huy được hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tập trung đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới, bảo đảm tiến độ và yêu cầu đề ra.

 
Thanh Chi - Hoàng Ngọc - Minh Trang thực hiện--ĐBND

tin cùng chuyên mục

 
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở(15-05-2013)
  • Đừng để bị chi phối khi bỏ phiếu(13-05-2013)
  • Bỏ phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cao cấp(13-05-2013)
  • Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì?(11-05-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật Đất đai – Bài 4: Chưa bịt kín các kẽ hở của Luật 2003(09-05-2013)
  • Sẽ lập tòa án hiến pháp?(08-05-2013)
  • Báo chí và cơ quan điều tra có những kênh điều tra riêng(07-05-2013)
  • 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo(07-05-2013)
  • “Đề xuất của Bộ Công an sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân”(07-05-2013)
  • Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Chỉ nên giao quyền cho một cơ quan(07-05-2013)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Phóng viên điều tra sẽ bị “vặt bớt tay chân”(05-05-2013)
  • Hội đồng Hiến pháp – lựa chọn chính trị an toàn?(04-05-2013)
  • Đề xuất “C.A có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin” bị phản ứng(04-05-2013)
  • Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm(03-05-2013)
  • ‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’(26-04-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật đất đai – Bài 3: Muôn hình vạn trạng tham nhũng tập thể trong quản lý đất đai(24-04-2013)
  • Lấy phiếu tín nhiệm: Đừng để ‘hòa cả làng’(23-04-2013)
  • Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ(23-04-2013)