Thứ bảy, ngày 09/11/2024 07:16:09 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu


Cập nhật: 8h19' ngày 04/05/2013


fiogf49gjkf0d

Chỉ vài năm nữa, thay vì phải sử dụng trên 20 loại giấy tờ tùy thân như hiện nay, mỗi người dân Việt Nam sẽ được cấp một mã số công dân để tham gia mọi quan hệ hành chính suốt cuộc đời.

Khái niệm "mã số công dân" (MSCD) thường được dùng để chỉ một dãy ký tự (số và chữ) do Nhà nước cấp cho từng công dân để phục vụ các mục đích nhận dạng, xác nhận nhân thân, xác thực bản thân công dân trong các giao dịch hành chính hoặc dân sự. Đây là một mã số duy nhất với mỗi cá nhân, được cấp một lần trong đời. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp quản lý hiện đại này rất hiệu quả.

Thụy Điển: Thuế vụ cấp phát

Tại Thụy Điển, trước năm 1571, hệ thống quản lý dân cư được quản lý bởi Giáo hội. Những quy định đầu tiên về việc đăng ký dân cư ở cấp xã có từ năm 1686, khi tăng lữ được yêu cầu có trách nhiệm giữ danh sách của toàn thể dân cư. Qua thời gian, sổ sách đăng ký của Giáo hội cũng được sử dụng cho mục đích thu thuế và thống kê, chăm sóc xã hội, giáo dục.

Người dân có thể quên đi hàng chục loại giấy tờ tùy thân lằng nhằng khi có mã số công dân
Người dân có thể quên đi hàng chục loại giấy tờ tùy thân lằng nhằng khi có mã số công dân

Một bước tiến quan trọng thực hiện vào năm 1947 khi mã số định danh cá nhân được cung cấp cho những người đã đăng ký. Điều đó thật sự có ích khi hệ thống đăng ký công dân được máy tính hóa vào thập kỉ 60. Một khi đã nhận được mã số định danh cá nhân, công dân Thụy Điển được giữ nó suốt đời, trừ khi có lỗi xảy ra trong việc cấp phát mã số.

Từ ngày 1/1/1991, việc quản lý hệ thống quản lý dân cư đã được chuyển giao từ Giáo hội Thụy Điển sang Cơ quan thuế vụ. Điều này có nghĩa các Văn phòng thuế quan đều có chức năng như là một cơ quan đăng ký dân cư địa phương. Cơ quan thuế cấp một mã số định danh cá nhân mỗi khi một đứa trẻ mới sinh được đem đi đăng ký ở cơ quan lưu trữ địa phương. Ngoài ra, mã số còn được cấp phát cho những người nhập cư vào Thụy Điển lần đầu.

Theo luật Thụy Điển, mỗi đứa trẻ sinh ra, cha mẹ có nghĩa vụ phải thông báo cho văn phòng thuế quan tên của con mình trong vòng 3 tháng sau khi sinh. Cá nhân muốn thay đổi địa chỉ phải báo cáo trong vòng 1 tuần. Thông tin phục vụ cho việc đăng ký dân cư phải được cung cấp dưới dạng viết tay. Các cá nhân không tuân theo luật, sẽ bị phạt tiền.

Mã số định danh cá nhân của Thụy Điển được sử dụng rộng rãi không chỉ ở hệ thống quản lý dân cư mà còn ở các lĩnh vực quản lý công khác như các công việc liên quan giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng, thuế vụ, bảo hiểm quốc gia, cấp giấy phép lái xe, cấp hộ chiếu….

Cộng hòa Áo: Cơ sở dữ liệu như “kho báu quốc gia”

Áo là một quốc gia liên bang ở Trung Âu với thể chế dân chủ nghị viện. Tại Áo, cấp mã số công dân và xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là nền tảng của xây dựng nền hành chính công hiện đại và Chính phủ điện tử. Áo đã xây dựng nhiều cơ sở dữ liệu điện tử về dân cư, địa chỉ và các tòa nhà, sau đó, xây dựng các phần mềm đối chiếu, kiểm tra nhân thân dựa trên mã số công dân điện tử và các cơ sở dữ liệu.

Hiện hệ thống quản lý dân cư đã được quy định trong Hiến pháp ở khoảng 40 quốc gia trên thế giới. Luật bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân đều đã được ban hành ở tất cả các nước có hệ thống quản lý dân cư, ngoại trừ Singapore.

Cơ sở dữ liệu trung ương về dân cư (CRR) bắt đầu được xây dựng từ năm 2002. Mỗi công dân Áo khi được đăng ký vào Đăng bạ nhân khẩu trung ương đều được cấp một con số tương ứng, nhưng luật pháp không cho phép dùng con số này trong giao dịch hành chính hàng ngày. Việc đăng ký này do cha, mẹ, người thân làm cho trẻ khi sinh và khi có các thay đổi liên quan đến nhân thân hay nơi cư trú.

Hiện tất cả các công dân của Áo đều có trong Cơ sở dữ liệu trung ương về dân cư. Cơ sở dữ liệu trung ương về dân cư  được chính quyền các địa phương (Phòng đăng ký tư pháp) cập nhật liên tục mỗi khi có biến động trong đời sống người dân, đồng thời vẫn giữ lại các thông tin quá khứ để tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin. Chính quyền địa phương ở bất cứ đâu, khi được cấp quyền truy cập, đều có thể truy vấn thông tin trên Cơ sở dữ liệu trung ương về dân cư.

Hiện Cơ sở dữ liệu này do Bộ Nội vụ quản lý, cung cấp dịch vụ truy vấn thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước có thể sử dụng thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu để thực hiện các thủ tục hành chính mà không phải yêu cầu công dân cung cấp, qua đó giảm 40% giấy tờ. Hiện Cơ sở dữ liệu này thực hiện trên 3 triệu giao dịch một tháng thông qua internet. Hàng năm có khoảng 2,5 triệu thông tin mới được cập nhật. Gần 900 nghìn doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ truy vấn thông tin và phải trả phí dịch vụ.

EU: Hướng tới một châu Âu điện tử

Năm 2000, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu đưa ra các sáng kiến về một châu Âu điện tử với một số mục tiêu chính: Đưa thông tin về người dân, trường học và doanh nghiệp cùng dịch vụ hành chính công lên mạng; tạo ra một môi trường điện tử và bảo đảm quá trình này phù hợp với đặc điểm văn hóa, dựa trên nền tảng tin cậy và hợp tác giữa các nền văn hóa trong Liên minh. Đến 2005, 20 dịch vụ công trực tuyến cơ bản, gồm 8 dịch vụ công đối với doanh nghiệp, và 12 dịch vụ công khác, đã được triển khai rộng rãi.

Hai mươi quốc gia trong tổng số 27 quốc gia thuộc EU đã triển khai hệ thống quản lý dân cư. Mỗi hệ thống đều cung cấp đầy đủ các thông tin tại thời điểm hiện tại để xác định danh tính của một người và địa chỉ cư trú của họ trên lãnh thổ của đất nước đó. Các hệ thống quản lý dân cư này được xây dựng với mục đích thỏa mãn mọi nhu cầu quản lý công về những thông tin cơ bản về một người (Ví dụ: Họ tên, giới tính, địa chỉ cư trú, nghề nghiệp…).

Ngoài ra, ở nhiều nước, những thông tin cơ bản này cũng được chia sẻ cho các công ty và tổ chức sử dụng vào mục đích thương mại cũng như các nhu cầu phi Chính phủ. Nhiều hệ thống quản lý dân cư của châu Âu đã được hình thành từ nền tảng hệ thống quản lý dân cư (giấy) có từ lâu đời của cấp tỉnh/thành phố, trong đó một vài hệ thống đã tồn tại hàng thế kỉ trước.

Dù không có bất kì một quy định chung nào của EU liên quan đến đăng ký và quản lý dân cư, nhưng các quốc gia trong khối đã chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để hoàn thiện hệ thống và thậm chí liên kết các hệ thống. Để hạn chế sai sót trong việc thống kế dân số vì lý do nhập cư, các quốc gia láng giềng thậm chí đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương về việc thường xuyên

Lan Phương

tin cùng chuyên mục

 
  • Sửa Luật để hạn chế tiêu cực trong đấu thầu(17-05-2013)
  • Luật “xa” thực tế vì… phản biện “hình thức”(17-05-2013)
  • Bỏ hình thức di chúc chung của vợ chồng?(17-05-2013)
  • “Khoảng trống” còn lớn trong quy định về người đồng tính(16-05-2013)
  • Bộ TT&TT bị đứng “ngoài cuộc“ trong phạt vi phạm về quảng cáo?(16-05-2013)
  • Lãng phí khó tính hết bằng tiền từ việc xây dựng văn bản(15-05-2013)
  • Thêm cơ hội phục thiện cho người chưa thành niên vi phạm(13-05-2013)
  • Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý(11-05-2013)
  • Quy định về hộ gia đình “làm khó“ người giao dịch dân sự(06-05-2013)
  • Luật chưa phải “cây gậy thần“ ngăn tình trạng mua bán người?(06-05-2013)
  • Mã số công dân: Nhìn từ thành công của châu Âu(04-05-2013)
  • Phụ nữ Việt Nam mơ luật bỏ tù chồng ngoại tình như Hàn Quốc(04-05-2013)
  • Thừa phát lại không được lập vi bằng về bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Lỗ hổng pháp luật trong bảo vệ bí mật đời tư(03-05-2013)
  • Người đồng tính chỉ được cưới sau khi xác định lại giới tính?(01-05-2013)
  • Miễn trách nhiệm hình sự thế nào để tránh hàm oan, lọt tội?(30-04-2013)
  • Nguồn “đóng“, Luật hình sự “chạy đuổi“ thực tế(26-04-2013)
  • Kêu oan vì được... miễn tội(24-04-2013)
  • “Nguy hiểm”… quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?(23-04-2013)
  • “Luật HNGĐ phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người”(22-04-2013)