Thứ tư, ngày 06/12/2023 07:40:57 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất


Cập nhật: 3h26' ngày 13/11/2022


 Thứ Bảy, 12/11/2022, 06:07

Tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trước đó, tại phiên thảo luận tổ, một trong những băn khoăn của không ít đại biểu đó là quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

 

Thu hồi đất là một trong những chế định được nhiều người rất quan tâm. Quyết định thu hồi đất không tuân thủ đúng pháp luật, đền bù không thỏa đáng sẽ dẫn đến nguy cơ gây bất ổn xã hội bởi những vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai cần phải tháo gỡ được điểm nghẽn này để bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Thực tế, có trường hợp người dân vùng tái định cư khi bị thu hồi đất để làm dự án rơi vào tình trạng thiếu đất canh tác, sản xuất, người dân mất việc làm. Đây là nguyên do dễ phát sinh khiếu kiện. Đó là chưa kể cuộc sống của họ bị đảo lộn bởi xự xáo trộn đời sống văn hóa giữa nơi ở mới và nơi cũ. Việc bồi thường chưa bảo đảm được sinh kế lâu dài cho người bị thu hồi đất. Dường như chúng ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi trong độ tuổi lao động. Bài học về thu hồi đất để phát triển thủy điện trước đây là ví dụ về cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở”.

Bảo đảm quyền lợi của người thu hồi đất là một trong những yêu cầu được nêu rõ trong Nghị quyết 18-NQ/TW. Nghị quyết nêu rõ, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.

Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW, khoản 2 Điều 97 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Đây là một quy định rất nhân văn khi đặt quyền lợi của người bị thu hồi đất lên trên hết.

Bảo đảm quyền lợi, tạo sinh kế bền vững cho người có đất thu hồi, bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cũng chính là góp phần giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai. Do đó, để việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, có thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ thì dự thảo Luật cần định lượng cụ thể hơn, có quy định hướng dẫn chi tiết, tiêu chí cụ thể. Điều này bảo đảm tính khả thi khi thực hiện, vừa bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, vừa tránh trường hợp người dân không chấp nhận phương án bồi thường do quy định không rõ ràng. Cùng với đó, trong hỗ trợ tái định cư cần giao việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở khu tái định cư cho một cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể. Ngoài ra, cần xác định giá trị đền bù đầy đủ các thiệt hại của người dân thuộc diện tái định cư để giúp cho người dân ổn định, yên tâm sinh sống tại nơi ở mới. Đồng thời, cần có cơ chế và phân công trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thi hành để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai quy định này trên thực tế.

 
Lê Hùng--ĐBND

tin cùng chuyên mục

 
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở(15-05-2013)
  • Đừng để bị chi phối khi bỏ phiếu(13-05-2013)
  • Bỏ phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cao cấp(13-05-2013)
  • Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì?(11-05-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật Đất đai – Bài 4: Chưa bịt kín các kẽ hở của Luật 2003(09-05-2013)
  • Sẽ lập tòa án hiến pháp?(08-05-2013)
  • Báo chí và cơ quan điều tra có những kênh điều tra riêng(07-05-2013)
  • 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo(07-05-2013)
  • “Đề xuất của Bộ Công an sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân”(07-05-2013)
  • Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Chỉ nên giao quyền cho một cơ quan(07-05-2013)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Phóng viên điều tra sẽ bị “vặt bớt tay chân”(05-05-2013)
  • Hội đồng Hiến pháp – lựa chọn chính trị an toàn?(04-05-2013)
  • Đề xuất “C.A có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin” bị phản ứng(04-05-2013)
  • Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm(03-05-2013)
  • ‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’(26-04-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật đất đai – Bài 3: Muôn hình vạn trạng tham nhũng tập thể trong quản lý đất đai(24-04-2013)
  • Lấy phiếu tín nhiệm: Đừng để ‘hòa cả làng’(23-04-2013)
  • Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ(23-04-2013)