Thứ ba, ngày 15/10/2024 12:58:04 ĐT:(08) 3932 0692 - 3932 1636 - Fax: (08) 3932 5247 Email: hoiluatgiatvpl@gmail.com

Những biểu hiện sinh động của một Quốc hội chuyên nghiệp


Cập nhật: 3h41' ngày 01/12/2023


 - Thứ Năm, 30/11/2023, 06:49

Kéo dài 22,5 ngày với chương trình nghị sự khổng lồ, Kỳ họp thứ Sáu của Quốc hội Khóa XV đã kết thúc tốt đẹp vào sáng qua, nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng các nội dung của kỳ họp và sự chuyên nghiệp, linh hoạt, hiệu quả trong điều hành.

 
 

Với tỷ lệ tán thành rất cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 7 luật, 8 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 8 dự án luật khác; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết chung của Kỳ họp. Kết quả này đã xác lập kỷ lục mới về số lượng dự thảo luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua và cho ý kiến trong một Kỳ họp. Kỷ lục trước đó thuộc về Kỳ họp thứ Năm - với 20 dự thảo luật và dự thảo nghị quyết.

Những dự án luật, dự thảo nghị quyết được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất nước, phạm vi tác động sâu, rộng. Các dự thảo đã được các đại biểu đóng góp ý kiến sâu sắc, chất lượng cao trong một tầm nhìn xa và dài hạn, đặc biệt là về tính hợp lý, tính khả thi, tác động của các chính sách mới; sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Ban hành pháp luật là một cách phản ứng của chúng ta đối với những vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Mặc dù giải quyết xong các vấn đề này thì ngay lập tức những vấn đề mới có thể phát sinh - cuộc sống là như vậy. Tuy nhiên, với những vấn đề của ngày hôm nay được xử lý trong Kỳ họp thứ Sáu, chúng ta sẽ tiến một bước gần hơn nữa tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong trường hợp này, đối với các dự luật, nghị quyết - nhiều hơn sẽ đồng nghĩa với tốt hơn; nhưng luôn luôn - chất lượng các dự án luật, các nghị quyết được Quốc hội đặt lên hàng đầu, không chạy theo tiến độ, không vì “thành tích” mà làm luật cho xong.

Một bằng chứng là Quốc hội chưa thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Bởi tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 2 dự án Luật này, Quốc hội đã cân nhắc thận trọng nhiều mặt và quyết định xem xét, thông qua tại Kỳ họp gần nhất để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi này sau khi ban hành.

Không nóng vội thông qua khi dự luật chưa bảo đảm yêu cầu là biểu hiện của một Quốc hội trách nhiệm, chuyên nghiệp, luôn đặt chất lượng công việc lên đầu. Và một biểu hiện sinh động khác chính là sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời với các vấn đề thời sự, cấp bách của đất nước, của người dân. Việc Quốc hội bổ sung vào Chương trình Kỳ họp nội dung về thuế tối thiểu toàn cầu - gồm tuyên bố áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 và cho phép Chính phủ dùng nguồn thu này để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Quyết sách tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng được Quốc hội bổ sung vào nghị sự nhằm cùng với Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.  

Đưa cuộc sống vào luật là rất quan trọng, đưa luật vào cuộc sống cũng quan trọng không kém. Để bảo đảm thành công tốt đẹp của Kỳ họp thứ Sáu, ngay sau kỳ họp, Chính phủ, Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Hoạt động giám sát của Quốc hội cũng phải được chú trọng để bảo đảm sự “đồng tốc” trong ban hành và thực thi pháp luật.

 
Hà Lan--ĐBND

tin cùng chuyên mục

 
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Có thể trình nhiều phương án sửa đổi Hiến pháp(16-05-2013)
  • Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở(15-05-2013)
  • Đừng để bị chi phối khi bỏ phiếu(13-05-2013)
  • Bỏ phiếu tín nhiệm 49 lãnh đạo cao cấp(13-05-2013)
  • Cán bộ cao cấp cần tiêu chuẩn gì?(11-05-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật Đất đai – Bài 4: Chưa bịt kín các kẽ hở của Luật 2003(09-05-2013)
  • Sẽ lập tòa án hiến pháp?(08-05-2013)
  • Báo chí và cơ quan điều tra có những kênh điều tra riêng(07-05-2013)
  • 30 ngàn tỷ nên dành giải cứu người nghèo(07-05-2013)
  • “Đề xuất của Bộ Công an sẽ dấy lên sự lo ngại trong dân”(07-05-2013)
  • Đề xuất sửa Điều 7 Luật Báo chí: Chỉ nên giao quyền cho một cơ quan(07-05-2013)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Phóng viên điều tra sẽ bị “vặt bớt tay chân”(05-05-2013)
  • Hội đồng Hiến pháp – lựa chọn chính trị an toàn?(04-05-2013)
  • Đề xuất “C.A có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin” bị phản ứng(04-05-2013)
  • Lựa chọn tên nước không thể chỉ bằng tình cảm(03-05-2013)
  • ‘Một m2 đất lúa chuyển đổi cũng phải xin Thủ tướng’(26-04-2013)
  • Từ thực tiễn cuộc sống đến việc sửa đổi Luật đất đai – Bài 3: Muôn hình vạn trạng tham nhũng tập thể trong quản lý đất đai(24-04-2013)
  • Lấy phiếu tín nhiệm: Đừng để ‘hòa cả làng’(23-04-2013)
  • Đã đến lúc cần giáo dục liêm sỉ(23-04-2013)